Dư luận quanh sự kiện bị bắt và khởi tố Nguyễn Tiến Trung

Bài viết này hiện đang gây tranh cãi về tính trung lập. Có thể có thảo luận liên quan tại trang thảo luận. Xin đừng xóa bảng thông báo này cho đến khi kết thúc hoặc đạt được đồng thuận trong vấn đề này.

Cộng đồng mạng Facebook

Trước khi Nguyễn Tiến Trung bị đem ra xét xử, một số nhóm người dùng mạng Facebook đã kêu gọi thả tự do cho Nguyễn Tiến Trung trên Facebook. Điển hình là nhóm "Release Nguyen Tien Trung - say 1000's and 1000's of Vietnamese on FB" [23] đã tập hợp gần 1000 thành viên, ký đơn thỉnh nguyện chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thả tự do cho Nguyễn Tiến Trung.

Gia đình và người thân

Bà Lê Thị Minh Tâm mẹ anh nói rằng bà không muốn con mình tham gia những việc "lớn lao và nguy hiểm" như thế này tuy nhiên bà không ngăn cản được. Khi anh bị bắt, mẹ anh nói "gia đình không quá bất ngờ".[24]

Nguyễn Hoàng Lan, bạn gái của Nguyễn Tiến Trung, một nghiên cứu sinh ngành luật hiến pháp tại Hoa Kỳ và phát ngôn nhân của Đảng Dân chủ Việt Nam thế kỉ 21, cho rằng anh hoàn toàn đúng đắn và ủng hộ những gì anh làm.[25] Sau khi bản nhận tội của Nguyễn Tiến Trung được công bố, Nguyễn Hoàng Lan cho rằng việc cho công bố đoạn video nhận tội của Nguyễn Tiến Trung cũng như của các nhà dân chủ khác là kết quả của một sự dàn xếp, trao đổi, kể cả đe dọa của chính quyền Việt Nam trong nước do phải chịu các sức ép rất lớn từ quốc tế trong thời gian qua.[26]

Nguyễn Hoài Nam, em trai Nguyễn Tiến Trung, hiện đang là kĩ sư cơ khí tại Pháp, cũng ủng hộ việc làm của anh trai trong một cuộc phỏng vấn của đài SBTN Hoa Kỳ.[27]

Xin hãy đóng góp cho bài viết này bằng cách phát triển nó. Nếu bài viết đã được phát triển, hãy gỡ bản mẫu này. Thông tin thêm có thể được tìm thấy tại trang thảo luận.

Dư luận quốc tế

Vụ bắt giữ đã được nhiều báo đài trong và ngoài nước đưa tin như BBC, AFP, đài châu Á tự do, đài tiếng nói Hoa Kỳ, Asianews, báo Le monde, l'Express của Pháp.

Ngày 8/7/2009, bà Loretta Sanchez, một dân biểu Liên bang Hoa Kỳ, lên án trước Hạ viện Quốc hội Hoa Kỳ sự giam giữ của chính quyền Việt Nam đối với anh Nguyễn Tiến Trung, luật sư Lê Công Ðịnh và các nhà đấu tranh dân chủ khác.[28]

Giáo sư Carl Thayer, một chuyên gia về Việt Nam tại Học viện Quốc phòng Australia, nhận định rằng cáo buộc anh Nguyễn Tiến Trung "âm mưu chống phá nhà nước" là ngụy tạo và vô ích vì "đây chỉ là những hành động độc lập và ôn hòa. Điều họ làm chỉ là lên án và nói điều bất mãn về chính phủ."[29] Giáo sư Carl Thayer cũng cho rằng việc bắt giữ Nguyễn Tiến Trung và các nhà dân chủ khác một phần nằm trong chiến dịch trấn áp báo chí kể từ khi ông Tô Huy Rứa vào Bộ chính trị hồi đầu năm 2008 kiêm nhiệm chức trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương - một chức vụ có sự hợp tác chặt chẽ với Đảng Cộng sản Trung Quốc trong các vấn đề về tư tưởng.[30]

Cũng liên quan đến việc bắt giữ Nguyễn Tiến Trung, Tổ chức Phóng viên không biên giới đã chính thức lên án hành động này, cho rằng trong lúc thế giới đang đổ dồn sự chú ý về IranTân Cương thì Chính quyền Việt Nam đã liên tục bắt giữ những nhà hoạt động dân chủ từng người một, đặc biệt là những người luôn khích lệ cho tiếng nói tự do dân chủ của Việt Nam bằng ngòi bút của mình, và điều đó đã đánh mất thành quả dân chủ của Việt Nam có được trong 10 năm.[31]

Ngày 14/7, Liên hiệp châu Âu (The European Union) với đại diện là Nhóm Bộ ba EU (EU-Troika) gồm Đại sứ Thụy Điển, Tây Ban NhaỦy ban châu Âu (The European Commision) đã lên tiếng bày tỏ sự quan ngại đặc biệt liên quan đến việc bắt giữ Nguyễn Tiến Trung.[32]

Theo Thông tấn xã Pháp Agence France-Presse (AFP), một số nhà phân tích về Việt Nam như David Koh, Carl Thayer, và Ben Kerkvliet cho rằng các vụ bắt người kể từ vụ bắt Luật sư Lê Công Định và bao gồm cả vụ bắt Nguyễn Tiến Trung, là một phần của một chiến dịch trừng phạt dài ngày của chính phủ Việt Nam và nó phản ánh sự nhạy cảm của chính phủ này đối với các thế lực nước ngoài mà họ cho là thù địch.[33]

Ngày 27 tháng 7 Tổ chức Phóng viên không biên giới tiếp tục bày tỏ sự lo ngại về việc bắt giữ này. Thông cáo báo chí nói họ đã bị "sốc" khi biết Nguyễn Tiến Trung không được phép tiếp xúc với luật sư hay người thân trong suốt ba tuần bị giam giữ, cho rằng đây là một trong các phương pháp "đáng hổ thẹn" (disgraceful) của an ninh Việt Nam nhằm triệt tiêu ý chí của những người bất đồng chính kiến trước khi buộc họ phải nhận "tội" như đã làm với luật sư Lê Công Định trước đó.[34][35]

Ngày 2 tháng 8, một nhóm người ủng hộ Nguyễn Tiến Trung trong đó có giáo sư Philippe Echard, Đại học Rennes, Pháp, đã tổ chức biểu tình tại quảng trường Trocadero, Paris để vận động thả tự do cho anh. Ông Echard cho rằng việc một người bị bắt vì bày tỏ ý kiến, nói lên tiếng nói dân chủ của một công dân là không bình thường.[36]

Ngày 22/10/2009, ông Jean-François Julliard, tổng thư ký của Tổ chức Phóng viên không biên giới đã tham dự buổi họp báo tại Rennes. Theo nguồn tin trên website của RSF, hàng trăm người đã tham gia vào buổi họp báo và biểu tình, cũng như một số chính trị gia của vùng. Ông nhấn mạnh "chính quyền Việt Nam cần lắng nghe lời kêu gọi trả tự do cho nhà đấu tranh dân chủ trẻ Nguyễn Tiến Trung" và khẳng định cần tiếp tục các hoạt động tương tự vì chính quyền Việt Nam rất nhạy cảm với các vấn đề liên quan đến hình ảnh của Việt Nam.[37] Tờ báo "Le mensuel de Rennes" và "Ouest France"[38] cũng tường thuật lại sự kiện này.

Vào ngày 10 tháng 12 năm 2013, Ân xá Quốc tế tại Pháp mở cuộc vận động nhân quyền 10 ngày đòi trả tự do cho nhà bất đồng chính kiến Nguyễn Tiến Trung. Có tới 21 nghìn 500 người ký tên qua cách gửi tin nhắn vào trang www.10jourspoursigner.org.[39]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nguyễn Tiến Trung http://www.bbc.com/vietnamese/forum/story/2006/10/... http://www.eubusiness.com/news-eu/1247579221.6/ http://www.facebook.com/#!/group.php?gid=122751753... http://www.voanews.com/vietnamese/ng%C3%A0y http://www.voatiengviet.com/content/nha-hoat-dong-... http://www.lexpress.fr/actualite/monde/asie/hanoi-... http://www.ouest-france.fr/ofdernmin_-Manifestatio... http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20140412-viet-nam-... http://www.rfi.fr/actuvi/articles/121/article_6578... http://www.rfi.fr/vietnamien/actu/articles/121/art...